Thiết kế thi công nội thất phòng bếp cho biệt thự

Bật mí 5 quy tắc vàng trong thiết kế thi công nội thất phòng bếp biệt thự

Thiết kế thi công nội thất phòng bếp biệt thự ngày càng được nhiều gia chủ chú trọng. Bởi nhà bếp không chỉ là nơi tạo ra những món ăn thơm ngon mà còn là không gian để cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức bữa ăn ấm cúng. Vì thế mà nhu cầu thẩm mỹ và tính tiện nghi của nhà bếp cần được đầu tư kỹ càng. Và nếu bạn đang bối rối không biết phải thiết kế như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 nguyên tắc cần biết giúp việc thiết kế nội thất biệt thự phòng bếp trở nên dễ dàng hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. 5 quy tắc cần biết giúp thiết kế nội thất phòng bếp biệt thự một cách khoa học

1.1 Nguyên tắc 1: Thiết kế nội thất phòng bếp theo quy tắc tam giác

Đây là nguyên tắc được nhiều kiến trúc sư áp dụng khi thiết kế nội thất phòng bếp biệt thự từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhằm phát tối đa tính thẩm mỹ cho nhà bếp và giúp việc di chuyển của người đứng bếp trở nên thuận tiện hơn.

Khi nối 3 khu vực chính của không gian bếp là tủ lạnh, bồn rửa và bếp lại với nhau ta được một hình tam giác và các kiến trúc sư gọi là tam giác bếp. Có nhiều kiểu tam giác bếp khác nhau như bếp thẳng, bếp chữ U, bếp chữ L, bếp song song,.. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các quy tắc sau:

  • Các cạnh của tam giác có độ dài tầm 1.5m – 2.5m.
  • Tổng khoảng cách tam giác khoảng 3m – 6m.
  • Đảm bảo không gian di chuyển của tam giác bếp được thông thoáng không có chướng ngại vật cản trở.

1.2 Nguyên tắc 2: Ánh sáng

Ánh sáng phòng bếp nên được thiết kế kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Xem xét bố trí vị trí các cửa sổ trong phòng bếp giúp không gian đón nhận ánh sáng thiên nhiên và cũng giúp lưu thông khí vượng cho không gian.

Bên cạnh đó cũng cần lắp đặt hệ thống đèn trần và đèn thủy tinh giúp mang lại nét thẩm mỹ sang trọng, sáng sủa cho không gian. Bố trí một số bóng đèn ở khu vực bếp và bồn rửa để tiện lợi hơn khi sử dụng.

1.3 Nguyên tắc 3: Hệ thống tiện ích của nhà bếp

Hệ thống tiện ích mà chúng tôi muốn nói đến ở đây bao gồm điện nước, hút không khí.

Đầu tiên chúng ta cần tính toán đến vị trí và số lượng các thiết bị điện thiết yếu phục vụ nhu cầu trong nhà bếp. Từ đó bố trí ổ cắm thích hợp để tiện lợi khi sử dụng sau này. Nên đặt các ổ cắm điện ở nơi cao tránh tầm với của trẻ nhỏ và lắp đặt hệ thống ngắt điện tự động khi các thiết bị xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra vì phòng bếp thường xuyên có mùi thức ăn, dầu mỡ khi nấu nướng nên có thể bố trí quạt thông gió hoặc máy hút không khí tùy điều kiện gia đình. Mang lại không gian thơm tho, sạch sẽ, thoáng mát giúp các thành viên trong gia đình thoải mái tận hưởng bữa ăn.

1.4 Nguyên tắc 4: Đảm bảo an toàn

Để đảm bảo sự an toàn trong không gian nhà bếp cần tuân thủ một nguyên tắc như sau:

  • Đặt những vật dụng sắc nhọn như dao, kéo,.. ở nơi cao tránh xa tầm tay trẻ em. Các cạnh bàn ghế nên chọn loại có thiết kế bo tròn để tránh bị thương khi va chạm.
  • Nên chọn sàn nhà bằng vật liệu tốt giúp chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, nhanh khô và không dễ bị trầy xước để đảm bảo thẩm mỹ cũng như tính an toàn cho không gian bếp.
  • Ngoài ra không nên sắp xếp các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp điện từ ở gần nhau để giảm nguy cơ gây cháy nổ.
  • Sử dụng vật liệu chất lượng cao để lắp đặt hệ thống ống dẫn nước, van nước nhà bếp.
  • Đối với hệ thống điện có thể lắp đặt hệ thống âm tường vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại thẩm mỹ cho nhà bếp.
  • Bên cạnh đó để đề phòng hỏa hoạn thì tốt nhất mỗi gia đình cần trang bị bình cứu hỏa trong nhà. Để khi có xảy ra cháy nổ có thể kịp thời dập tắt ngọn lửa ngay.

1.5 Nguyên tắc 5: Thiết kế nội thất hợp phong thủy

Phong thủy là yếu tố rất quan trọng khi thiết kế thi công nội thất phòng bếp biệt thự, giúp mang lại sự thịnh vượng, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Để làm được điều đó thì mọi người cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

  • Vị trí tốt nhất để bố trí phòng bếp là hướng Đông Nam, và lưu ý không đặt cạnh phòng vệ sinh.
  • Không được thiết kế phòng bếp hướng thẳng ra cửa chính.
  • Đề đảm bảo nguyên tắc “tàng phong tụ khí” và cũng để tránh xảy ra hỏa hoạn thì không nên bố trí cửa sổ trước bếp nấu.
  • Không đặt bếp nấu gần bồn rửa hay trên đường dẫn nước để tránh gây xung đột hai yếu tố hỏa và thủy, mang đến hòa thuận cho gia đình.
  • Tránh đặt tủ lạnh gần hoặc đối diện bếp vì hơi nóng từ bếp và hơi lạnh từ tủ lạnh có thể xung khắc ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ và khiến gia đình bất hòa.

2. Liệu có thể tự mình thiết kế thi công nội thất biệt thự phòng bếp được hay không?

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số tip hữu dụng giúp việc thiết kế thi công nội thất phòng bếp biệt thự trở nên dễ dàng hơn. Và nếu các bạn thắc mắc rằng liệu có thể tự mình thiết kế thi công nội thất cho phòng bếp mà không cần nhờ đến nhà thầu được hay không? Thì câu trả lời là có, nhưng sẽ rất khó và phức tạp. Bởi việc thi công thiết kế sẽ trải qua rất nhiều công đoạn rắc rối đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về thẩm mỹ, kiến trúc, phong thủy, đặc biệt đối với nhà biệt thự lại càng khó hơn.

Nếu không am hiểu thì dễ dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian nhưng thành quả nhận được không đáp ứng yêu cầu và làm mất đi nét thẩm mỹ vốn có của không gian. Tuy có thể tự mình thiết kế nhưng để giảm rủi ro thì ngay từ đầu mọi người nên tìm đến các đơn vị thiết kế thi công nội thất phòng bếp biệt thự chuyên nghiệp, uy tín.

Xem thêm