Nội thất bệnh viện

Nội thất bệnh viện - chăm lo tốt hơn cho bệnh nhân - tăng uy tín của bệnh viện

Do tính chất công việc nên nội thất bệnh viện được thiết kế mang tính đặc trưng, phù hợp với từng phòng khoa. Nhưng dù có được thiết kế kiểu gì đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo có đủ 3 yếu tố “sạch – đẹp – thân thiện”. Vậy thì theo bạn, thiết kế nội thất bệnh viện như nào để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ từ nơi đón tiếp bệnh nhân, phòng thuốc, phóng khám nội khoa, ngoại khoa, khoa sản, khoa chụp chiếu, siêu âm đến phòng họp, phòng của cấp lãnh đạo…Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Những vấn đề đáng chú ý khi thiết kế nội thất bệnh viện, phòng khám

Hệ thống ánh sáng hợp lý, không chói lóa không chỉ giúp bác sĩ khám chuẩn xác mà còn giúp cho bệnh nhân cảm thấy an toàn khi đặt chân tới đây. Ngoài ánh sáng ra thì bạn còn cần phải đảm bảo không gian phòng khám rộng rãi, thoáng đãng, sạch sẽ. Cũng chính vì vậy mà trong tất cả các phòng trong bệnh viện thì thiết bị nội thất bệnh viện như giường bệnh, bàn ghế, tủ cá nhân của bệnh nhân đều được làm từ kim loại có màu sắc sáng để dễ dàng phát hiện vết bẩn, tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh.

Đối với các phòng họp, phòng lãnh đạo thì bàn ghế được làm từ gỗ tự nhiên với các thiết kế đơn giản không rườm rà, cầu kỳ nhằm mục đích tăng thêm tính sang trọng, lịch sự cho căn phòng.

Gam màu chủ đạo trong bệnh viện chủ yếu là gam màu trắng, xám, xanh kết hợp với việc bố trí các cây xanh tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Đối các phòng bệnh thì việc lưu thông gió rất quan trọng. Vì mỗi phòng đều có sự ra vào, tiếp xúc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên việc lây nhiễm, vi khuẩn sẽ tồn tại trong bầu không khí của căn phòng. Chính vì thế mỗi căn phòng đều có quạt trần hay điều hòa để tản gió, lưu thông gió xung quanh phòng, làm dịu bớt mùi thuốc men, thuốc sát khuẩn gây cảm giác sợ hãi cho bệnh nhân.

Một điều mà tới bất kỳ bệnh viện nào bạn cũng thấy có một điểm nổi bật đó chính là nền nhà không phải được lát loại gạch men cao cấp, bóng loáng mà thường được lát bằng các loại gạch men có màu trắng sáng, không trơn trượt nhằm đảm bảo an toàn khi đi lại cho người bệnh.

2. Thiết kế nội thất bệnh viện theo chức năng từng phòng

2.1 Sảnh chờ, quầy đón tiếp bệnh nhân

Để tạo được sự an tâm, thoải mái cho người bệnh khi đặt chân tới bệnh viện thì tiền sảnh, nơi đón tiếp bệnh nhân cần phải rộng rãi và nội thất chủ yếu là ghế chờ. Ở đây, ghế chờ thường là ghế băng, có số lượng từ 3 tới 7 ghế một hàng, được làm từ inox hoặc nhựa cao cấp có màu xanh tạo sự dịu mát, an tâm. Có thể bố trí bao nhiêu hàng ghế thì lại phụ thuộc vào quy mô bệnh viện nhưng thông thường thì phần lớn các sảnh chờ ở các bệnh viện đều đáp ứng được gần như tối đa nhu cầu của người bệnh.

Đặc biệt với tình hình người dân ngày một chăm lo và quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn nên các bệnh viện cũng ngày một đông đúc thì thiết bị nội thất bệnh viện càng cần đảm bảo có độ thoáng cần thiết. Điều này cực quan trọng tại những bệnh viện tư nếu muốn có sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ở quầy tiếp đón bệnh nhân thì có hệ thống tủ với các ngăn nhỏ đựng tài liệu tạo sự tiện dụng. Hầu như nội thất ở đây đều được thiết kế đơn giản tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, dễ chịu cho người bệnh.

2.2 Nội thất phòng điều trị - an tâm cho người bệnh

Có thể nói nội thất phòng điều trị được thiết kế, chọn lựa tỉ mỉ bởi nó tạo sự an tâm, lạc quan cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Điều này rất tốt cho việc chữa trị bệnh bởi tinh thần lạc quan đã chiến thắng 50% bệnh tật. phong điều trị gồm 3 phòng: phòng phẫu thuật, phòng cấp cứu, phòng bệnh. Nội thất trong các phòng này chủ yếu là giường bệnh, tủ để đồ, bàn ngồi và các thiết bị y tế đặc thù. Tất cả nội thất bên trong đều được làm từ các vật liệu cao cấp, trắng sáng, đảm bảo kích thước đúng tiêu chuẩn.

2.3 Nội thất phòng họp của bệnh viện

Phòng họp là một phòng không thể thiếu ở bất kì cơ quan nào, chỉ là diện tích rộng hay nhỏ còn phải phụ thuộc vào thiết kế chung của bệnh viện. đối với phòng họp ở các bệnh viện đều chuẩn phong cách công sở: bàn ghế gỗ tự nhiên, lịch sự, sang trọng, hệ thống làm mát, cửa sổ…đều hài hòa, trang nhã. Đây là nơi diễn ra cuộc họp giao ban của những người đứng đầu bệnh viện với các trưởng phó khoa về các công việc trong tuần.

2.4 Nội thất phòng lãnh đạo bệnh viện

Nội thất của căn phòng này được thiết kế đầy đủ với các đồ dụng thiết yếu: ghế đệm xoay, bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách, tủ tài liệu, bình hoa, chậu cây… tất cả đều được chọn lựa, nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ.

3. Khi thi công nội thất bệnh viện cần chú ý gì?

Đây hẳn là điều mà ai cũng quan tâm. Khi thi công nội thất bệnh viện, bạn cần chú ý tới cầu thang, đường đi lối lại cho người bệnh và người nhà bệnh nhân nên lối đi cần rộng, các bậc cầu thang có độ cao vừa phải. Lối đi ra nhà vệ sinh cần được thiết kế phù hợp, tiện đường, đồ nội thất như vòi hoa sen, khóa nước…phải là kim loại hoặc inox cao cấp.  Quan trọng nhất đó là phải bố trí các chậu cây xanh ở những vị trí phù hợp tạo không gian xanh, thư giãn, tâm lý thoải mái cho người bệnh.

Hiện nay, các bệnh viện đều rất đầu tư về cơ sở vật chất với mong muốn khi bệnh nhân tới khám bệnh và điều trị không chỉ có đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo, có kinh nghiệm mà còn có cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, thoáng mát.… Để làm được điều đó không thể thiếu đơn vị nhận thiết kế và thi công nội thất bệnh viện uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp. Và một trong những đơn vị đảm bảo tố điều đó phải kể tới chúng tôi. Bất kể khi nào quý bệnh viện cần đều có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Đến với chúng tôi là đến với sự hài lòng.

Xem thêm