Cầu thang gỗ

CẦU THANG GỖ CHO KHÔNG GIAN SỐNG THÊM SANG TRỌNG

Một ngôi nhà đẹp không phải chỉ cần một thiết kế đẹp, một màu sơn đẹp, mà các chi tiết kiến trúc trong đó cũng phải hài hoà và bắt mắt. Đặc biệt là khu vực liên kết giữa các tầng nhà với nhau. Đó là kiến trúc cầu thang. Nắm bắt được thị yếu người dùng, thị trường hiện đang bày bán nhiều mẫu thiết kế cầu thang gỗ đơn giản mà đẹp cho nhà ống, biệt thự, nhà 2 tầng. Bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Xu hướng sử dụng cầu thang gỗ cho nhà hiện đại

Từ xưa đến nay, việc sử dụng cầu thang gỗ làm thiết kế nội thất vẫn luôn là nét đẹp kiến trúc cho không gian. Chỉ khác là xưa sử dụng chủ yếu là gỗ tự nhiên, thì ngày nay, gỗ công nghiệp cũng được sử dụng khá nhiều. Không chỉ bởi mẫu mã đẹp mắt, mà còn có giá thành phải chăng. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cầu thang gỗ tự nhiên không còn được ưa chuộng. Mỗi loại gỗ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cho nên lựa chọn còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

  • Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp - nên chọn loại nào?

Mẫu cầu thang gỗ tự nhiên thường được đánh giá là đắt đỏ, nhưng đi cùng với sự đắt đỏ đó lại là chất lượng khi sử dụng. Rõ ràng cầu thang được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên vẫn bền và đẹp hơn. Một số loại cầu thang gỗ được làm từ chất liệu tự nhiên: gỗ lim Nam Phi, gỗ sồi, gỗ căm xe, gỗ đỏ, nghiến, kính, cad, óc chó, kiền.

Tuy nhiên do giá thành cao, nên không phải nhà nào cũng chọn cầu thang gỗ tự nhiên để lắp đặt. Do vậy, cầu thang gỗ công nghiệp ra đời chính là giải pháp thay thế phải chăng hơn. Mặc dù công nghiệp thường không bền và màu sắc chân thực như gỗ tự nhiên, nhưng đó chỉ là những loại kém chất lượng. Các loại cầu thang gỗ chất lượng cao đến từ Đức hay Thuỵ Sĩ thường rất đẹp, thậm chí đẹp hơn cả gỗ tự nhiên. Do quy trình sản xuất tương đối khắt khe, đảm bảo chất lượng. 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ, mà họ sẽ lắp đặt loại cầu thang khác nhau. Nếu muốn “ăn chắc mặc bền”, không ngại giá thì bạn có thể chọn cầu thang gỗ tự nhiên. Còn nếu muốn thay đổi kiểu dáng dễ dàng, không cần quá bền, thì hãy chọn cầu thang của công nghiệp.

  • Yếu tố phong thuỷ của việc sử dụng cầu thang gỗ

Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của không gian, mà các thiết kế cầu thang còn quyết định tới yếu tố phong thuỷ. Đặc biệt nếu thiết kế cầu thang gỗ cho nhà ống hoặc nhà 2 tầng, gia chủ cần nắm bắt được một số điểm sau:

  • Để đảm bảo khi bước lên mặt sàn, tầng tiếp theo rơi vào chữ Sinh, Gia chủ cần tính tổng cho một thang theo công thức: tổng bằng bội của 4 +1 (4n+1).
  • Không nên đặt cầu thang ở vị trí chính giữa, mà nên đặt ở phía trái của ngôi nhà.
  • Chân cầu thang tiếp giáp giữa hai tầng nên hướng vào tường phẳng. Không được đi thẳng vào một không gian khác.

2. Tiêu chuẩn của mẫu cầu thang gỗ đẹp cho không gian

Ngày nay các nhà thiết kế thường cho ra mắt nhiều kiểu mẫu cầu thang gỗ đẹp mắt. Mỗi mẫu lại có những hình dáng và chi tiết khác nhau để phù hợp với không gian nhà. Tuy nhiên, không phải chỉ đẹp là được. Thiết kế cầu thang gỗ đó còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn giúp di chuyển an toàn.

  • Tiêu chuẩn mẫu tay vịn

Tay vịn là một trong những bộ phận quan trọng của cầu thang gỗ. Kể cả là tay vịn cầu thang gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ sắt, lim nam phi, lim lào,... muốn đẹp thì cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn sau: 

  • Độ dày tiêu chuẩn: 12 - 15 cm.
  • Chiều cao tiêu chuẩn ( có thể hơn): 5 - 10 cm
  • Khoảng cách từ tay vịn đến cầu thang gỗ dao động: 0,9 - 1m. 

Hiện nay thị trường cung cấp nhiều mẫu tay vịn cầu thang gỗ đẹp có thiết kế tròn hoặc vuông.

  • Tiêu chuẩn mẫu trụ cầu thang gỗ

Trụ cầu thang gỗ đóng vai trò như một cánh cổng, kết nối các khối gỗ trên hành lang cầu thang. Phần trụ gỗ cầu thang này được thiết kế to nhất, nên chiều cao thường từ 1.2m đến 1.5m. Còn đường kính dao động từ 15 - 20cm.

  • Tiêu chuẩn lan can cầu thang gỗ

Lan can là bộ phận đóng vai trò như một chiếc lưới, giúp bảo vệ người khi gặp sự cố di chuyển. Do vậy và những chỉ số của lan can luật đặt ra tương đối khắt khe. Trong đó:

  • Khe hở chỉ từ 10 - 15 cm ( kích thước càng nhỏ thì càng an toàn)
  • Chiều cao tương ứng với chiều dài từ tay vịn đến chân thang là 0,9 - 1m.

3. Điểm danh các mẫu cầu thang gỗ đẹp nức lòng

Do nhu cầu sử dụng cao, nên thị trường cầu thang gỗ cũng trở nên rất đa dạng và phong phú. Các mẫu cầu thang gỗ không còn thiên về một loại chất liệu, mà có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau như kính, thép, sắt, inox,...

Mỗi sự kết hợp lại tạo ra một điểm nhấn khác nhau, song nổi bật hay không thì còn tùy thẩm mỹ mỗi người. Có thể điểm danh một số mẫu cầu thang gỗ hiện đại, cổ điển hay hiện đại kết hợp cổ điển sau đây:

  • Cầu thang gỗ xương cá

Đây là loại thiết kế cầu thang gỗ được sử dụng phổ biến trong không gian vừa và nhỏ, giúp tiết kiệm tối đa diện tích căn phòng. Ở thiết kế này, gia chủ có thể nhận thấy sự cách điệu hoàn hảo, mang lại vẻ đẹp độc, lạ cho không gian, mà không phải phong cách thiết kế nào có được.

  • Cầu thang kính tay vịn gỗ

Thay bằng việc chỉ sử dụng chất liệu gỗ cho cầu thang, thì ngày nay người ta kết hợp với những tấm kính cường lực để tạo tính đột phá. Với thiết kế tương đối đơn giản, nhưng lại mang đến cho người dùng cảm giác trang nhã, hiện đại. Sự kết hợp có vẻ mới lạ nhưng lại đẹp vô cùng. Thay vì nét cổ điển, giản dị, đó là sự trẻ trung hiện đại, bắt mắt người nhìn.

  • Cầu thang gỗ sắt

Cầu thang sắt, bậc gỗ là thiết kế mới nhất, mang lại vẻ đẹp hiện đại cho không gian. Ngày nay, có rất nhiều hình dáng cầu thang kiểu này mà gia chủ có thể lựa chọn: cầu thang thẳng, chữ L, tròn và hình chữ U. 

Song, dù là hình dáng nào thì cầu thang gỗ sắt cũng luôn giúp ngôi nhà trở nên sang trọng và hiện đại trông thấy. Việc thi công cầu thang gỗ sắt cũng không quá khó khăn, lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Do khuôn sắt là bộ phận không cần lắp ráp hay hàn gắn lại với nhau. 

  • Cầu thang gỗ óc chó Walnut hiện đại 

Cầu thang gỗ óc chó kết hợp với lan can kính hiện đang là xu hướng mới mẻ độc đáo trong thị trường nội thất hiện nay. Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp của hiện đại, thiết kế còn mang lại sự thoáng đãng và rộng rãi cho không gian. Với các tấm kính xuyên thấu, bạn sẽ khắc phục được tình trạng nhỏ hẹp cho những căn nhà có diện tích khiêm tốn. 

Để tạo điểm nhấn cho không gian sống hiện còn có nhiều loại cầu thang được khắc hoa sắt khá bắt mắt.

4. Nên làm cầu thang bằng gỗ gì?

Hiện nay, có hai loại gỗ phổ biến sử dụng để làm cầu thang gỗ, đó là gỗ cứng và gỗ mềm. Trong đó:

  • Cầu thang được làm từ gỗ cứng: gỗ Lim lào, gỗ Hương, gỗ lim Nam Phi, gỗ căm xe, gỗ dổi, gỗ óc chó, cổ đá, trai, tràm, xà cừ, tần bì, hương Lào, dây đàn, dâu... Tuy nhiên, giá thành của các loại gỗ này tương đối đắt đỏ, bởi quá trình khai thác trước đây đã làm giảm số lượng đi rất nhiều. Hiện chỉ còn lại cầu thang gỗ lim Nam Phi là có nguồn cung gỗ dồi dào, giá cả phải chăng, nên được nhiều gia chủ lựa chọn.
  • Cầu thang được làm từ gỗ mềm: gỗ sồi, gỗ Nga, gỗ xoan, thông…. trái ngược với tính chất công của các loại gỗ trên, gỗ mềm rất dễ bị cong vênh và nứt mẻ. Nếu sử dụng loại gỗ này để làm cầu thang, tay vịn cầu thang, con tiện hay trụ cầu thang cho nhà 3 tầng, 4 tầng đều không hợp lý. Đã có nhiều trường hợp ra chú phải thay mới vì không nghe theo tư vấn của đơn vị thi công cầu thang gỗ. 
  • Ngoài ra còn nhiều loại cầu thang nhỏ, loại cầu thang lửng, cầu thang cho gác xép, cầu thang to phù hợp cho không gian phòng trọ, nhà phố, nhà cấp 4, nhà ống, biệt thự được đổ bê tông chắc chắn làm từ tre ép, phay thép, thạch thất, trắc dây, gỗ sao, gỗ rích rắc, pallet, nhãn, pơmu, luồn, lý, keo tràm, HDF, Cẩm Lai, trò chỉ, bằng lăng đảm bảo mang tới những mẫu cầu thang lạ mắt có màu trắng, màu nâu từ kiểu Tàu, Malaysia tới phong cách châu Âu cổ điển như Pháp. 
  • Cũng chính bởi chất lượng của cầu thang gỗ nên giờ đây còn được sử dụng trong những loại cáp treo ở những khu giải trí

Để đảm bảo an toàn và độ bền trong quá trình sử dụng, gia chủ nên chọn những loại gỗ cứng thay vì các loại gỗ phổ biến là gỗ mềm. 

5. Báo giá các loại cầu thang gỗ

Thị trường hiện nay cung cấp rất đa dạng các loại cầu thang gỗ: cầu thang gỗ tay vịn sắt, cầu thang gỗ tay vịn cửa kính, cầu thang inox tay vịn gỗ, cầu thang có trụ là inox ốp gỗ,... Sự xuất hiện của các thiết kế này khiến người dùng khá phân vân. Chưa kể thị trường thật giả lẫn lộn, thì việc xác định giá là tương đối khó khăn. Có rất nhiều trường hợp gia chủ mua phải cầu thang gỗ công nghiệp nhưng lại được báo giá là cầu thang gỗ tự nhiên.

Do không có kinh nghiệm nên người dùng thường bị dắt mũi bởi những chiêu trò của đơn vị cung cấp. Song, nếu là hàng thật, thì tùy vào mỗi loại cầu thang gỗ mà sẽ được báo với giá khác nhau. Lấy ví dụ cụ thể:

  • Cầu thang gỗ Nam Phi - loại cầu thang bán chạy nhất: có giá dao động từ 900.000 đến 1.200.000 trên 1 mét. Tuy nhiên cũng còn phải tùy thuộc vào cách chọn mẫu song tiện và tay vịn của khách hàng.
  • Cầu thang gỗ lim Lào: dao động từ 1,5 triệu đến 1,7 triệu một mét. Cũng tùy thuộc vào cách chọn mẫu song tiện và tay vịn cầu thang gỗ của khách hàng.

Nhìn chung, giá của cầu thang gỗ còn phụ thuộc vào giá của mặt bậc cầu thang, giá tay vịn, giá trụ cầu, giá lan can, song tiện, tay nắm và chất liệu gỗ. Nếu chọn loại gỗ tự nhiên thì giá của cầu thang gỗ sẽ đắt hơn, giá thành thi công cầu thang gỗ tự nhiên thì cũng tương tự như công nghiệp. 

Song, quá trình thi công cũng còn phụ thuộc vào thiết kế của cầu thang. Sau khi gia chủ đã  xác định được nên thi công cầu thang theo thiết kế nào, và loại gỗ gì, thì đơn vị sẽ báo giá cụ thể. Để đảm bảo cho công trình diễn ra suôn sẻ, quý khách hàng nên tìm kiếm đơn vị bán và thi công cầu thang gỗ chất lượng nhất. 

Hy vọng bài viết trên đã mang lại được nhiều thông tin bổ ích liên quan tới cầu thang gỗ đến với quý khách hàng. Để có thêm thông tin chi tiết về những mẫu cầu thang, tay vịn cầu thang gỗ, trụ cầu thang, lan can cầu thang có giá bao nhiêu, rẻ hay đắt và đâu là những mẫu được ưa chuộng nhất hiện nay, quý khách hàng dù ở quận 7 hay khu vực nào tại TPHCM đều có thể ghé trực tiếp cửa hàng hoặc liên hệ trực tiếp nếu ở khu vực Biên Hòa, Đà Nẵng, Hà Nội hoặc nơi xa hơn hãy truy cập website để nhận được bảng báo giá chính xác nhất! Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm